Quay về
Trang chủ

Lợi Thế Cạnh Tranh - Yếu tố quyết định thành công của Doanh Nghiệp




Một Doanh Nghiệp tồn tại và phát triển thành công bao nhiêu, thì yếu tố quyết định chính là LỢI THẾ CẠNH TRANH của Doanh Nghiệp đó.
Chúng ta cần tìm hiểu xem Lợi Thế Cạnh Tranh là gì, và ảnh hưởng đến sự phát triển như thế nào ?
Đây sẽ là hướng dẫn đầy đủ và chi tiết giúp Bạn xác định được lợi thế cạnh tranh của Doanh Nghiệp mình và các Doanh Nghiệp khi Bạn muốn đầu tư, lựa chọn dịch vụ của một Doanh Nghiệp nào đó trên thị trường. Và câu hỏi đơn giản và quan trọng nhất khi Bạn lựa chọn đầu tư, lựa chọn đồng hành cùng như sau:
  • Doanh Nghiệp đó có Lợi Thế Cạnh Tranh nào hay không?
  • Lợi thế đó có quan trọng và bền vững và nhu cầu cần thiết trong dài hạn hay không?
Trên thực tế, chúng ta sẽ nhận thấy rằng: Lợi thế cạnh tranh chính là Tài Sản vô hình giúp cho Doanh Nghiệp tạo dựng thương hiệu, tên tuổi và Uy tín của mình như Apple, Thế Giới Di Động, Adidas luôn đứng vững trước đối thủ, Doanh Thu và sự đón nhận của khách hàng luôn được đánh giá là sự lựa chọn hàng đầu.

Vậy Lợi thế cạnh tranh là gì ?

Là cái mà Doanh Nghiệp đang cung cấp ra thị trường được mọi người đón nhận lựa chọn sử dụng phù hợp với họ, và được đánh giá cao hơn đối thủ, đó có thể là giá trị của sản phẩm mang lại lợi ích cho khách hàng lớn hơn những đơn vị cung cấp cùng dịch vụ, sản phẩm của mình. Cũng có thể sản phẩm đó được cung cấp với giá thấp hơn, nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích của khách hàng. Và cũng có thể là một sản phẩm, dịch vụ nào đó khan hiếm nguồn cung, để Khách Hàng bắt buộc phải lựa chọn dịch vụ, sản phẩm của họ.

Và đây có thể nói ngắn gọn về quan điểm triết lý đầu tư giá trị của Warren Buffett, ông nói ngắn gọn như sau: 
....chính là năng lực của một Doanh Nghiệp qua đó có thể duy trì và củng cố lợi thế để bảo vệ khả năng sinh lợi dài hạn và thị phần của mình trước đối thủ cạnh tranh.

Một ngành nghề kinh doanh thành công luôn có những đối thủ khác nhìn thấy và muốn nhảy vào để nhằm giành lấy lợi nhuận và miếng mồi béo bở trong thị phần.

Đây là điều hiển nhiên và trong bất kỳ ngành nghề nào.

Và đương nhiên là đối thủ nào cũng mong muốn mình chiếm tỷ trọng, tỷ suất lợi nhuận cao hơn về mình. Và sẽ thu hút thêm những đối thủ cạnh tranh khác nữa sẽ làm giảm biên lợi nhuận và thị phần của Doanh Nghiệp theo thời gian.

Và Kết Quả là gì ?

Chỉ có một số ít Doanh Nghiệp tồn tại và bám trụ bền vững theo thời gian.
Những Doanh Nghiệp này luôn giành được phần lớn thị phần và luôn tăng thêm theo thời gian, nhờ vào những mặt lợi thế cạnh tranh khác biệt của mình.

Bản thân tôi khi lựa chọn bất kỳ một dịch vụ nào giá trị tương đối lớn, tôi đều cân nhắc và tìm hiểu lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đó trước khi mua trong bất cứ lựa chọn của mình. hoặc khi tìm hiểu đối tác hoặc tuyển nhân viên, tôi cũng sẽ cân nhắc rất kỹ giá trị của đối tác hoặc người mà tôi muốn cộng tác, thông qua cách nhìn của tôi, và đương nhiên, phải thừa nhận rằng, nhờ quá trình học hỏi, trải nghiệm, tôi có thể nhìn nhận và đánh giá tổng quan được điểm nội trội và điểm cần cải thiện, và bản thân mình có thể chia sẻ để giúp họ tốt hơn hay không ? Và điều này nếu có cơ hội để chia sẻ, tôi sẽ chia sẻ thông qua các buổi khác trong các hội thảo sau.

Tiếp tục bàn về lợi thế cạnh tranh, đối với Warren Buffett, ông luôn coi lợi thế cạnh tranh là yếu tố bắt buộc trong mỗi quyết định lựa chọn mua của mình. Ông luôn mua những Doanh Nghiệp có lợi thế cạnh tranh rất lớn bao quanh . Lợi thế này làm cho những đối thủ phải trải qua rất nhiều khó khăn, có khi là không thể vượt qua để giành lấy thị phần. Nhưng yếu tố quan trọng đó chính là ông luôn muốn đảm bảo rằng: Ban Lãnh Đạo sẽ luôn củng cố, cải tiến để tạo ra lợi thế cạnh tranh ngày càng lớn mạnh và bền vững theo thời gian.

Để Bạn hiểu rõ được cách xác định lợi thế cạnh tranh, Bạn cần hiểu những loại lợi thế cạnh tranh mà Doanh Nghiệp có thể tạo ra. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết trong các lựa chọn của mình.

Lợi thế cạnh tranh gồm những loại nào?

Về mặt lý thuyết, có rất nhiều cách để xác định lợi thế cạnh tranh mà Bjan có thể tìm thấy trên các thông tin mạng. Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi chỉ chia sẻ  với Bạn 5 loại lợi thế cạnh tranh dựa trên quan điểm của Warren Buffett (được ông nhắc đến trong đại hội thường niên của Berkshire Hathaway) và bổ sung thêm một số sự tìm hiểu của cá nhân tôi về thị trường Việt Nam với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ số....

Và, Bạn có thể thấy một Doanh Nghiệp, có thể sở hữu được nhiều lợi thế cạnh tranh, để tạo nên sự thành công của những Doanh Nghiệp dẫn đầu.
Khi kết hợp càng nhiều lợi thế, sẽ giúp cho Doanh Nghiệp Mạnh và có được vị thế "rất khó để đánh bại".

#1. Lợi thế về mặt xu thế đón đầu của sản phẩm, dịch vụ: Loại hình kinh doanh bền vững.

Đây là một loại Lợi thế cạnh tranh xét về tầm nhìn xa của loại hình sản phẩm, dịch vụ, được đón nhận và bắt buộc phải sử dụng trong tương lai, nếu như chúng ta không lựa chọn, chúng ta sẽ bị rơi vào tình trạng lạc hậu. Có thể kể đến như: Chuyển đổi công nghệ mới thúc đẩy cái tiến từ sản phẩm in ấn, nghe nhìn đến robotics, công nghệ AI,.... thời cổ xưa có những sự chuyển biến dịch chuyển từ trao đổi giao thương từ giao dịch hàng hóa sang giao dịch tiền tệ, các phát minh công nghệ hiện đại, máy đến tiền,...... Đây chính là một sự phát minh sáng tạo cho lợi thế xu hướng đón đầu của sự tiến hóa văn minh.  

Tiêu dùng bền vững đang trở thành xu thế phát triển cả Việt Nam và trên thế giới.
Theo kết quả Khảo sát "Who Cares Who Does 2020" của Kantar Việt Nam, 60% người dùng cho rằng cá nhân bị tác động bởi các vấn đề môi trường, 57% người tiêu dùng đã ngừng mua sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường, xã hội. Chứng tỏ phát triển bền vững đang trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, Covid-19 đã khiến người dùng chú trọng hơn đến sức khỏe và môi trường, chủ động tìm đến các thương hiệu có trách nhiệm cộng đồng và hợp tác với các đối tác có giải pháp kinh doanh bền vững.


Tháng 08/2021, 85,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2020, trung bình mỗi tháng có 11,4 nghìn doanh nghiệp đóng cửa, đây thực sự là điều đáng báo động. Covid-19 đã gây ra nhiều thiệt hại nhưng đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nhìn nhận lại hoạt động và thấy áp lực phải chuyển đổi để thích nghi với bối cảnh mới. Phát triển bền vững được xem như liều "vaccine" để doanh nghiệp bảo vệ chính mình, tìm cơ hội vượt qua khó khăn, đảm bảo sự ổn định và duy trì các giá trị cho xã hội, kinh tế.

#2. Nhãn hàng và Thương hiệu

"They don't buy the Products, they buy Brands"  - George Bradt, EU Marketing Director ò Coca Colas.
Có nghĩa là : Khách hàng họ không mua sản phẩm, họ mua thương hiệu.
Xét về thời điểm hiện tại, thì Apple đang là thương hiệu có giá trị và sự đón nhận nhất trên thế giới, Khách hàng có thể đón chờ, xếp hàng để được sở hữu.

Có thể kể thêm những thương hiệu cũng được săn đón nhưu BMW, Mercedes,......

Theo nghiêng cứu của Morgan Stanley năm 2017 cho thấy tỷ lệ khách hàng cũ quay lại của Apple với Iphone là 92%, của Samsung là 77%.

Nhiều người mua Iphone chỉ vì logo "quả táo bị cắn dở"  trên chiếc điện thoại này.

Trong một bài trả lời phỏng vấn trên CNBC, warren Buffett có nói về điểm quan trọng trong quyết định mua Apple của Berkshire Hathaway: Apple có một 1 thương hiệu với người dùng một cách mạnh mẽ và đặc biệt. Bạn bị "khóa chặt" rất rất rất mạnh, ít nhất là về mặt tâm lý và tinh thần, vào sản phẩm. Và Iphone thực sự là một sản phẩm có tính kết dính (sticky).

Và tất nhiên, sự thành công của một sản phẩm, không chỉ nhỏ bé như vậy mà thôi. Với Apple họ trang bị 1 hệ sinh thái với đầy đủ tiện ích, với nhiều loại lợi thế cạnh tranh khác nhau, để giúp cho Appe trở nên  một thương hiệu số 1, và rất khó có thể bị đánh bại, Nên....
.......Không thể phụ nhận tầm quan trọng của thương hiệu trong môi trường cạnh tranh hiện tại.

Thêm một ví dụ nữa là ....

Rolex - Hãng đồng hồ số #1 thế giới.

Rolex cũng đã xây dựng được 1 hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ đến mức khách hàng sẵn sàng bỏ ra hàng chục nghìn USD chỉ để sở hữu một chiếc đồng hồ mới của hãng này.

Đó là cái giá mà khách hàng phải trả cho một thứ tài sản vô hình : Thương hiệu

#3. Lợi thế về mặt chi phí chuyển đổi

Là 1 người Chủ Doanh Nghiệp, tất nhiên Bạn sẽ muốn khách hàng sử dụng dịch vụ của mình càng nhiều càng tốt, giả sử 1 tiệm tóc đối diện, Bạn sẽ rất đau lòng khi biết khách hàng của mình không quay lại tiệm của mình, mà lại sang dịch vụ của tiệm đối diện mới khai trương ấy hàng tuần, đúng không?

"Giữ chân khách hàng" luôn là mục tiêu mong muốn của bất kỳ 1 chủ Doanh Nghiệp nào.

Nhưng trên thực tế, không dễ để sáng tạo ra phương cách giữ chân khách hàng. Và bằng 1 cách nào đó, Với tư cách là Chủ Doanh Nghiệp, Bạn phải tạo ra được những sự hứng thú, hoặc là rào cản về lợi thế cạnh tranh này, làm cho khách hàng khó có thể rời bỏ sản phẩm, dịch vụ của mình.

Lấy ví dụ trường hợp của Iphone của hãng Apple
Chi phí chuyển đổi vô hình mà Bạn sẽ phải chấp nhận khi chuyển sang sử dụng 1 sản phẩm của thương hiệu khác (chẳng hạn như Samsung) sẽ bao gồm:

  • Chi phí( tổn thất) trong việc mất kết nối với những thiết bị khác nằm trong hệ sinh thái của Apple như iCloud, iTunes, Macbook,.....
  • Chi phí chuyển đổi dữ liệu (thời gian sử dụng càng lâu thfi chi phí này càng tăng lên)
  • Yếu tố về mặt thời gian để làm quen với giao diện, hệ điều hành khác.
  • Yếu tố về mặt mạng lưới của rất nhiều bạn bè khi sử dụng iPhone khác

Kể ra, hàng loạt chi phí cũng như những bất lợi vô hình được tạo ra để tạo nên những rào cản khiến cho khách hàng gặp trở ngại trong việc rời bỏ thương hiệu. Nhưng cũng thật xứng đáng để gắn kết.

Thêm một ví dụ khác đó là Phần Mềm kế toán hay quản trị của Doanh Nghiệp.

Không dễ dàng để thay đổi hệ thống kế toán. Bạn sẽ rất mất nhiều thời gian, công sức, nguồn lực để vận hành khi thay đổi. Trừ khi phần mềm này quá tệ hoặc không đáp ứng được sự tiến bộ so với thị trường.

Và đó là những gì mà Doanh Nghiệp có lợi thế cạnh tranh họ mong muốn. Họ sẽ muốn Bạn gắn chặt với họ càng lâu càng tốt. 

#4. Lợi thế về chi phí

Khi Doanh Nghiệp kinh doanh cùng loại hình ngành nghề, thật khó để nhận ra sự khác biệt về sản phẩm, hàng hóa, thì Doanh Nghiệp nào có cấu trúc chi phí thấp hơn, và hiệu quả có thể nganh tầm hoặc hơn, thì càng có nhiều lợi thế cạnh tranh trong ngành.

Có thể hình dung nhưng yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bao gồm:
  • Nguyên vật liệu đầu vào
  • Công nghệ
  • Quy trình và mức độ tự động hóa
  • Năng suất vượt trội
  • Chi phí nguồn lực
  • Vị trí địa lý

Và Bạn cũng có thể hiểu rằng, lợi thế về chi phí không có nghĩa là Doanh Nghiệp có thể chào bán cho khách hàng ở mực giá thấp hơn thị trường. Mà điều quan trọng là, với cấu trúc chi phí thấp và hiệu quả hơn đối thủ, đối thủ sẽ khó có thể đuổi kịp, họ sẽ tốn kém hoặc bỏ ra rất nhiều để cạnh tranh hoặc bắt chước mô hình của Bạn.
 

#5. Hiệu ứng mạng lưới (Network effects)

Thời gian gần đây, ngày càng nhiều Doanh Nghiệp, đặc biệt là những công ty công nghệ trong những năm gần đây, yếu tố mạng lưới (network) đem đến cho họ vô số những lợi thế vô cùng lớn. 

Có nghĩa là họ xây dựng một cộng đồng để giao lưu kết nối cùng nhau để đem đến cho khách hàng nhiều cơ hội kết nối kinh doanh.

Vậy, Mạng lưới (network) có gì đặc biệt ?

Sự kết nối không phân biệt là Đối Tác - Doanh Nghiệp của Bạn- Khách Hàng
Điểm khác biệt là Khách hàng của Bạn không chỉ tương tác mua hàng với Bạn, mà sẽ tương tác để mua hàng với nhau.

Những ví dụ điển hình của mạng lưới 

Hiện tại rất nhiều đơn vị có thể kể ra như: Tiktok, Facebook, Youtube, BNI......

Vậy lợi thế cạnh tranh đến từ hiệu ứng mạng lưới là như thế nào ?

Network effects sẽ tạo ra khi mô hình kinh doanh của Doanh Nghiệp cho phéo người dùng( hoặc khách hàng) có thể tương tác, nói chuyện, kết nối cùng với nhau.

GIÁ TRỊ sản phẩm hoặc dịch vụ  của Doanh Nghiệp sẽ tăng lên khi số lượng người dùng( hoặc khách hàng) ngày càng gia tăng.

Sự tương tác trong mạng lưới sẽ càng lớn, càng chặt chẽ khi giá trị của Netkork effects sẽ ngày càng cao.

Và khi network của khách hàng càng lớn lên, thì họ sẽ không muốn rời bỏ hoặc đánh mất nó.

Có nghĩa là: Nếu như Khách Hàng rời bỏ Bạn, họ sẽ mất đi mạng lưới kết nối mà họ đã tương tác bấy lâu.


(Đang cập nhật)....


 
Top

Tin liên quan

Tạo bởi SlimWeb - Công cụ thiết kế web miễn phí