Quay về
Trang chủ

LÀM SAO ĐỂ NHÂN VIÊN CHỦ ĐỘNG TRONG CÔNG VIỆC


Nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp luôn mong muốn sở hữu cho mình đội ngũ nhân viên chất lượng, luôn nhanh nhạy, năng nổ và chủ động trong công việc nhằm đảm bảo hiệu quả công việc và đáp ứng mọi mục tiêu phát triển mà doanh nghiệp hướng tới.

Chủ động trong công việc là gì? 

Để hiểu được chủ động trong công việc là gì, hãy đi từ định nghĩa về chủ động. Chủ động trong tiếng Anh là proactive.

Theo từ điển ​​​​​​Merriam-Webster, chủ động là hành động lường trước được những vấn đề, nhu cầu và thay đổi trong tương lai. Tính chủ động thể hiện ở suy nghĩ về tương lai và tập trung vào những việc trong tầm kiểm soát thay vì những gì ngoài tầm kiểm soát. Chủ động cũng bao gồm trách nhiệm. 

Có thể cho rằng khái niệm về sự chủ động trở nên phổ biến sau khi cuốn sách 7 Habits Of Highly Effective People (7 Thói Quen Hiệu Quả) của Stephen Convey được xuất bản và đón đọc rộng rãi. Chủ động chính là thói quen đầu tiên được nhắc đến trong cuốn sách này. 

Trái ngược với chủ động là thụ động (reactive), nghĩa là chỉ đơi cho sự việc xảy đến với mình và hành động theo nó. 

Từ định nghĩa về sự chủ động, có thể hiểu:

Chủ động trong công việc là luôn luôn dự đoán trước vấn đề có thể xảy ra đối với công việc trong tương lai và có kế hoạch hành động theo một mục tiêu cụ thể thay vì “nước đến chân mới nhảy”

Chủ động mang lại lợi ích gì cho cá nhân và cho Doanh Nghiệp?

Người chủ động trong công việc luôn đem lại hiệu quả công việc cao hơn người thụ động. Họ cũng là những người có nhiều đề xuất và ý tưởng mỗi khi cần. Vì vốn dĩ tính chủ động luôn thôi thúc họ có trách nhiệm và sự chuẩn bị kỹ càng đối với mỗi công việc. 

Nếu một dự án mới cần cả nhóm tập trung lên ý tưởng, người chủ động sẽ nghiên cứu để có được câu trả lời trước buổi thảo luận, chứ không đợi đến khi đó mới bắt đầu chuẩn bị.
Tinh thần trách nhiệm cao và sự chuẩn bị chu đáo của người chủ động giúp họ tránh được các rủi ro sau này. Chính vì vậy, trong môi trường làm việc, tính chủ động trong công việc luôn được đề cao. Không người sếp nào có thể cầm tay chỉ việc cho toàn bộ nhân viên của mình. Điều họ cần là một người biết chủ động tìm việc, làm và có kết quả. 

Vậy hiệu quả là gì ?

Việc này mang đến cho cá nhân sự chuyên nghiệp, Tín nhiệm đối với vị trí mà mình đảm nhiệm .

Và cũng mang lại hiệu quả cho Doanh Nghiệp, giúp Doanh Nghiệp có thể xây dựng người tài, và xây dựng đội ngũ kế thừa, phát huy được năng lực trong sự phát triển nhân viên. và mang lại sự đáng giá cao từ khách hàng và đối tác.

Hậu quả của việc bị động là:

Phía trên chúng ta đã nói về việc lợi ích của sự chủ động, thì phần này sẽ chia sẻ về các tác hại của sự bị động của nhân viên đối với tổ chức là gì?
Đầu tiên, phải nói đến sự trì trệ, ỳ ạch của nhân viên, Sếp phải tham gia vào mọi khâu trong xử lý công việc, dẫn đến sự cồng kềnh, sự tắc nghẽn công việc không xử trí, gây mất tinh thần và năng lượng. Doanh Nghiệp không thể giải phóng lãnh đạo và phải tập trung đi giải quyết các sự vụ cho nhân viên cấp dưới,.......Đây là những hậu quả mà có thể dễ dàng nhận thấy trong Doanh Nghiệp, và đối với cá nhân sẽ bị ảnh hưởng nhưu thế nào? Cá nhân sẽ không thể trở nên chuyên nghiệp với cách làm việc này, không thể phát triển sự nghiệp của mình để trở thành chuyên gia thực thụ. Bởi vì chuyên gia ngoài kỹ năng chuyên môn, cần phải có thái độ và kỹ năng chuyên nghiệp đối với công việc do mình đảm nhiệm.
.
Nếu đây là những kết quả của Doanh Nghiệp, thì Doanh Nghiệp cần tập trung vào thiết lập quy tắc và triển khai hướng dẫn, đào tạo cho Nhân Sự của mình để tạo một thói quen chủ động.

Để làm được điều này, nhiều doanh nghiệp đặc biệt tập trung vào việc nâng cao tinh thần làm việc cho nhân viên và cải thiện tính chủ động của từng cá nhân đối với công việc, vị trí đảm nhiệm. Trong bài viết này, SMARTI Branding&Traing sẽ giúp bạn chỉ ra những cách để nhân viên luôn chủ động trong công việc. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

#1.Quy tắc làm việc và tuân thủ

Làm việc theo nguyên tắc là khởi đầu của thành công. Và muốn Nhân viên làm việc theo nguyên tắc nào, thì điều cần làm đầu tiên chính là Doanh Nghiệp cần phải ddauw ra nguyên tắc để mọi người hướng đến và thực hiện. Mọi thành viên cần phải tuân thủ và phải đảm bảo việc hướng dẫn mọi người hiểu rõ và áp dụng thông qua việc đào tạo hội nhập và cả trong quá trình vận hành làm việc, chúng ta cần phải tuân thủ các nguyên tắc được đề ra ..
#2.Xây dựng kế hoạch rõ ràng, chi tiết

Xây dựng và đề ra các kế hoạch làm việc chi tiết được rõ ràng có thời hạn cụ thể theo các tiêu chí Smart,  là hoạt động quan trọng giúp công việc đạt hiệu quả tốt nhất. Dù bạn là nhân viên, đội ngũ quản lý thì việc đề ra kế hoạch là điều thực sự cần thiết. Một kế hoạch bài bản, chi tiết, rõ ràng các mục tiêu, kỳ vọng đạt được, thời gian hoàn thiện sẽ giúp cho nhân viên có cái nhìn tổng quan hơn về những nhiệm vụ mình phải làm và chủ động hơn trong việc hoàn thành những nhiệm vụ đó.

Lên kế hoạch làm việc rõ ràng không đem đến một lộ trình công việc cụ thể mà còn giúp cho nhân viên sắp xếp cách làm việc hợp lý, nắm được đâu là việc cần làm trước, làm sau, đâu là mục tiêu quan trọng và thời hạn cho mục tiêu đó. Công việc sẽ không trở thành áp lực tinh thần nếu như nhân viên chủ động xây dựng kế hoạch làm việc và đáp ứng cách mục tiêu chung của doanh nghiệp.

#3.Ứng dụng công cụ checklist

Công cụ checklist được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là dành cho đội ngũ nhà quản lý. Đây là công cụ giúp nhà quản lý kiểm tra tác vụ, các đầu công việc, mục tiêu, nhiệm vụ mà quản lý giao cho nhân viên để quan sát tiến độ thực hiện. Ngoài ra, checklist còn được sử dụng hiệu quả trong hoạt động làm việc nhóm với chức năng liệt kê nhiệm vụ cá nhân cũng như xác định tiến trình làm việc chung của cả đội.

Áp dụng hiệu quả công cụ checklist vào quản lý đội ngũ nhân viên, nhà quản trị sẽ tạo ra một quy trình làm việc có quy củ hơn, giúp nhân viên luôn chu động đặt mình trong các trạng thái thực hiện công việc – kiểm tra – đánh giá – thực hiện. Về lâu dài, checklist sẽ tạo ra một thói quen tốt cho nhân viên khi làm việc đó là chủ động hoàn thành mọi công việc trước và trong thời hạn, không làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc chung của tập thể.

Thúc đẩy sự cam kết, quyết liệt, hoàn thành, tạo ra môi trường làm việc mang tính cam kết 

Nhằm giúp nhân viên trở nên chủ động hơn trong công việc, trước hết nhà quản lý phải thể hiện bản thân mình là một người tích cực, quyết liệt và cam kết hoàn thành trước tiên khi đứng ở vị trí lãnh đạo. Chú trọng vào việc tuân thủ nhwunxg quy tắc được xây dựng nên, tạo ra môi trường làm việc kết nối, tích cực, đồng lòng và cam kết thực hiện đến cùng mọi mục tiêu. Trong các buổi họp, thảo luận công việc hãy tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, tạo cơ hội cho nhân viên tìm kiếm và nêu lên những giải pháp ,đặt câu hỏi và bình luận sôi nổi với nhau. Chắc chắn với cách làm việc này, nhân viên sẽ cảm thấy hứng thú hơn với các cuộc họp, không ngại hưởng ứng và chia sẻ mọi ý kiến của mình liên quan đến chủ đề chuyên môn giúp cho công việc chung được triển khai tốt hơn. Tạo ra môi trường làm việc sôi nổi là phương pháp hiệu quả mà doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng, không chỉ giúp nhân viên chủ động hơn mà tính sáng tạo cũng được phát huy tối đa.

Để làm tốt và mang lại tính hiệu quả cho việc chủ động, các chủ Doanh Nghiệp nên chú trọng vào những giá trị sau đây: 
Năng động và tò mò sáng tạo

Người chủ động luôn luôn tìm tòi giải pháp và tiếp thu kiến thức, họ luôn muốn được khám phá, tìm ra giải pháp, không e dè điều mới lạ và tận hưởng việc tìm tòi, học hỏi. Tò mò chính là chất xúc tác khiến họ không ngại tự mình làm sáng tỏ bất cứ hoài nghi nào và sáng tạo ra ý tưởng. 

Để chủ động hơn trong công việc, bạn phải nhìn nhận sự vật sự việc bên ngoài những gì hiện có. Để làm được điều này, bạn cần tìm tòi hơn nữa, khai phá hơn nữa mọi ngóc ngách của vấn đề. 
Tuy nhiên, chúng ta nên biết điểm dừng và không quá tập trung vào những việc không quan trọng, dẫn đến tình trạng lan man trong vông việc.

Tìm hiểu thế mạnh và tôn trọng sự khác biệt
Mỗi cá nhân có một thế mạnh riêng biệt của nhau, mọi người nên nhìn nhận điểm mạnh của nhau, để nuôi dưỡng sụ công nhận, và cùng nhau sửa đổi yếu điểm để hoàn thiện nhau hơn. Đây là giải pháp rất tốt mang lại hiệu quả trong kết nối và phát triển mà Doanh Nghiệp cần trang bị cho tổ chức và tạo ra thói quen tốt đẹp trong Doanh Nghiệp. Vì vậy, để làm tốt vai trò này, Người dẫn dắt và điều phối rất quan trọng trong việc tổ chức cuộc họp để không dẫn đến việc chia rẽ nội bộ, làm mất đi tinh thần gắn kết và chia sẻ. 
Thẳng thắn và thuyết phục
Và để làm tốt việc này, đứng ở góc độ là người dẫn dắt, cần phải có những lập luận thẳng thắn mang tính thuyết phục, sẽ mang lại hiệu quả cải tiến để mọi thành viên trở nên tốt đẹp hơn, không ai sẽ bị rớt lại. Như vậy, quá trình phát triển đảm bảo các thành viên sẽ cùng nhau phát triển hơn, mang lại hiệu quả cho cả cá nhân và cho tổ chức mỗi ngày thêm tốt đẹp, tích cực hơn.

Trên đây là những giải pháp Làm sao để Nhân Viên chủ động mà SMARTI Branding& Traning  đã chia sẻ. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn có thể Xây dựng đội ngũ nhân tài giỏi, để đội ngũ trở nên xuất sắc và phát triển vượt bậc.

Ngoài ra, SMARTI Branding& Traning  cũng là một đơn vị tư vấn về chiến lược và đào tạo phát triển nhân sự với Slogan thương hiệu là: Cùng bạn xây dựng Thương Hiệu Mạnh và đội ngũ Nhân Tài giỏi. Chúng tôi sẽ giúp Doanh Nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh về Thương Hiệu và tạo ra đội ngũ Nhân Tài giỏi, giúp Bạn tạo ra những giá trị gửi đến cho khách hàng của mình, nhằm mang lại hiệu quả về  Doanh Thu và quảng bá thương hiệu mạnh.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn để trở nên Tinh gọn, hiệu quả. SMARTI Branding& Traning đề xuất Bạn hãy để lại thông tin, hãy lên hệ ngay cho đội ngũ SMARTI Branding& Traning qua Hotline: 0906 71 82 83 được tư vấn giải pháp phù hợp nhất, hiệu quả , tinh gọn với chi phí phù hợp.


Top

Tin liên quan

Tạo bởi SlimWeb - Công cụ thiết kế web miễn phí